Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
13:36 | 04/10/2017 GMT+7

Hàn Quốc gọi điện đều đặn 2 lần mỗi ngày, Triều Tiên 2 năm không thèm nhấc máy

aa
Mong mỏi đối thoại, Hàn Quốc bền bỉ gọi điện 2 lần mỗi ngày cho Triều Tiên trong gần 2 năm ròng, nhưng Bình Nhưỡng đã phớt lờ mọi cuộc gọi.

Hàng ngày Bộ Thống nhất Hàn Quốc đều đưa các quan chức đến làng biên giới Bàn Môn Điếm để gọi điện đàm cho Triều Tiên vào lúc 9 giờ sáng và 4 giờ chiều. Trong hơn 18 tháng qua, Bình Nhưỡng đều không nghe điện.

Cách đây không lâu, Bộ Thống nhất là một trong những cơ quan quyền lực nhất tại Seoul. Bộ nắm giữ vai trò chính trong việc tổ chức hai hội nghị thượng đỉnh liên Triều mang tính lịch sử giữa lãnh đạo Triều Tiên-Hàn Quốc và đưa ra các dự án kinh tế chung vào những năm 2000.

Tuy nhiên, theo AP, những dấu ấn này gần như biến mất sau gần một thập kỷ với những chính quyền bảo thủ, lập trường cứng rắn ở Hàn Quốc và tiến trình đẩy nhanh phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa ở Triều Tiên.

Vấn đề hạt nhân đang trở nên quan trọng hơn nhiều so với vấn đề bán đảo Triều Tiên. Triều Tiên đã phóng các tên lửa tầm trung qua Nhật và tiến hành thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, càng dấy lên những lo ngại rằng quốc gia này đang tiến gần hơn đến mục tiêu xây dựng kho vũ khí quân sự có thể tấn công Mỹ và các đồng minh của Mỹ tại châu Á.

han quoc goi dien deu dan 2 lan moi ngay trieu tien 2 nam khong them nhac may

Ông Kim Jong Un trong một lần đến thăm khu quân sự liên Triều. Ảnh: CNN

Các nước đã đáp trả bằng cách tăng cường các biện pháp trừng phạt và áp lực quân sự lên Bình Nhưỡng. Tại Hàn Quốc, Văn phòng Tổng thống, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm đưa ra những quyết định quan trọng nhất về Triều Tiên. Bộ Thống Nhất gần như không còn vai trò trong quá trình này.

Baik Tae-hyun, Người phát ngôn Bộ Thống nhất nói: "Cần phải có hai tay để tạo thành tiếng vỗ nhưng Triều Tiên không có bất cứ phản hồi gì. Tuy nhiên, tình hình sẽ không như vậy mãi mãi. Đã từng có những lần trong quá khứ hai bên phải mất một khoảng thời gian dài, có thể là một hay hai năm để làm tan băng mối quan hệ ngoại giao sau giai đoạn thù hận”.

Theo AP, cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc hồi tháng 5 đã kết thúc chín năm nắm quyền của phái bảo thủ và làm tăng thêm hy vọng giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng vẫn bác bỏ đề xuất tổ chức đàm phán quân sự và hội nghị Hội Chữ Thập Đỏ liên Triều do Bộ Thống nhất Hàn Quốc đưa ra hồi tháng 7.

Những cố gắng không liên tục

Bộ Thống nhất có nguồn gốc từ Uỷ ban Thống nhất Quốc gia, ra đời năm 1969 dưới thời cố Tổng thống Park Chung-hee. Sau thời gian chủ yếu thực hiện các công việc nghiên cứu, bộ này đã trở nên nổi bật hơn dưới thời ông Roh Tae-woo, người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1987 diễn ra vài tháng sau khi các nhà lãnh đạo quân đội chấp nhận các cuộc bầu cử tự do.

Ông Roh đã tìm cách cải thiện quan hệ với Bình Nhưỡng sau sự kiện sụp đổ của bức tường Berlin. Ông đã nâng vai trò của Ủy ban Thống nhất lên tương đương với Văn phòng Phó thủ tướng. Hàn Quốc đã tổ chức những cuộc đối thoại cấp Thủ tướng lần đầu tiên với Triều Tiên vào năm 1990, và cả hai nước đều cùng gia nhập Liên Hợp Quốc năm 1991.

Quang cảnh yên tĩnh tại khu phi quân sự liên Triều

Hai Tổng thống Kim Dae-jung và Roh Moo-hyun, đã gặp gỡ với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il vào năm 2000 và 2007. Tuy nhiên, con trai của ông, nhà lãnh đạo hiện nay Kim Jong Un, đã tiến hành bốn trong tổng số sáu cuộc thử hạt nhân của nước này và có vẻ như không muốn đối thoại với Seoul.

Những chính quyền bảo thủ liên tiếp ở Hàn Quốc từ năm 2008 cho đến đầu năm nay luôn duy trì một đường lối cứng rắn về tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng, xóa đi những nỗ lực hòa giải trước đây, AP bình luận.

AP nhận định, nhiệm kỳ 5 năm của Tổng thống Lee Myung-bak, người lên nắm quyền vào đầu năm 2008 đã đánh dấu sự thù địch với Triều Tiên, trong đó có các cuộc tấn công của Triều Tiên vào một tàu chiến và một hòn đảo biên giới làm 50 người Hàn Quốc thiệt mạng năm 2010. Khi đó, ông đã cân nhắc giải thể Bộ Thống nhất và chuyển giao chức năng của Bộ này cho Bộ Ngoại giao.

Hay người kế nhiệm ông, bà Park Geun-hye theo tư tưởng bảo thủ, đã khiến Bình Nhưỡng tức giận bằng cách công khai nói về sự sụp đổ chế độ ở Triều Tiên. Năm vừa rồi, bà Park luôn giữ lập trường cứng rắn khi Triều Tiên tiến hành hai cuộc thử hạt nhân.

Chính phủ của bà đã rút các công ty Hàn Quốc khỏi khu công nghiệp Kaesong của Triều Tiên vào tháng 2 năm 2016, biểu tượng quan trọng còn lại cuối cùng thể hiện sự hợp tác giữa hai nước.

Trong khi, ông Jeong Se-hyun, một cựu Bộ trưởng Bộ Thống cho rằng, Bộ Thống nhất vẫn sẽ phải tiếp tục gõ cánh cửa đang đóng lại của Triều Tiên.

Ông nói: "Bộ này phải tiếp tục duy trì những yêu cầu dai dẳng với Bình Nhưỡng qua các cuộc hội đàm quân sự và Hội Chữ thập đỏ. Bộ phải tiếp tục gọi điện đàm tại Bàn Môn Điếm. Tình hình có thể thay đổi một cách nhanh chóng và Triều Tiên có thể cảm thấy cần phải đối thoại.

han quoc goi dien deu dan 2 lan moi ngay trieu tien 2 nam khong them nhac may

Khu quân sự liên Triều - vùng đất nguy hiểm nhất bán đảo Triều Tiên. Ảnh Getty

Khi Triều Tiên thay đổi như vậy, họ sẽ muốn đàm phán với Mỹ trước tiên, nhưng nếu để Triều Tiên cố gắng đạt được bất cứ điều gì trong cuộc đàm phán với Washington mà không có sự tham gia của Seoul thì thật đáng thất vọng”.

Từ thế cầm lái chuyển sang thế bị động

Tổng thống Moon Jae-in từng chỉ trích gay gắt cách tiếp cận của những người tiền nhiệm, những người mà ông cho rằng đã không làm gì để ngăn chặn tiến trình hạt nhân của Bình Nhưỡng và giảm tiếng nói của Seoul trong các nỗ lực quốc tế nhằm đối phó với Triều Tiên.

Ông đã chỉ định ông Cho Myoung Gyyun làm Bộ trưởng Bộ Thống nhất, đánh giá cao kinh nghiệm của ông Cho trong việc chuẩn bị hai hội nghị thượng đỉnh trước đây, bao gồm cả việc tháp tùng Tổng thống Roh đến cuộc gặp ông Kim Jong Il năm 2007. Ông bày tỏ hy vọng rằng việc nối lại đàm phán liên Triều sẽ giúp đưa Seoul vào vị trí "cầm lái".

Tuy nhiên, AP cho rằng, hiện nay phản ứng duy nhất của Triều Tiên sau những thay đổi từ chính quyền Hàn Quốc là phóng tên lửa nhiều hơn và thử hạt nhân lần thứ sáu. Tổng thống Moon hiện đang cố gắng để tăng cường khả năng quân sự của Hàn Quốc, khẳng định đối thoại hiện nay là "không thể" sau lần thử hạt nhân của Triều Tiên vào ngày 3/9 vừa rồi.

Một số chuyên gia cho rằng Seoul khó có thể có đủ khả năng dẫn dắt cuộc khủng hoảng hiện nay.

Hong Min, một nhà phân tích thuộc Viện nghiên cứu Thống nhất Hàn Quốc ở Seoul nói rằng niềm tin về việc chỉ có cải thiện mối quan hệ liên Triều mới có thể dẫn tới những đột phá có ý nghĩa trong vấn đề hạt nhân là những quan điểm lạc hậu, bởi sức đe dọa của Triều Tiên không còn yếu như trước kia.

"Seoul cần phải hợp tác với cộng đồng quốc tế để đối mặt với thách thức từ sức mạnh hạt nhân của Triều Tiên, thay vì tiếp cận nó như là vấn đề ai sẽ ở thế cầm lái", ông này nói.

Chung Dong-young, cựu Bộ trưởng Bộ Thống nhất dưới thời Roh Moo-hyun, không đồng ý với ý kiến trên, cho rằng Seoul vẫn nên cố gắng để là nước dẫn dắt cuộc khủng hoảng này và đẩy mạnh hơn việc đàm phán lại với Bình Nhưỡng.

Là đại diện ngoại giao đặc biệt của Seoul, ông Chung đã đến Bình Nhưỡng vào tháng 6/2005 để gặp Kim Jong Il và cố gắng thuyết phục nhà lãnh đạo Triều Tiên quay trở lại các cuộc đàm phán đa phương về chương trình hạt nhân lúc đó vẫn còn non trẻ của nước này.

Vài tháng trước đó, Triều Tiên tuyên bố không tham gia các cuộc đàm phán sáu bên giữa Hàn Quốc, Triều Tiên, Mỹ, Trung Quốc và Nga bắt đầu vào năm 2003.

Cuộc gặp mặt vào tháng 6 đã khiến Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán ba tháng sau đó tại Bắc Kinh, mà ở đó quốc gia này đồng ý chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân nhằm đổi lấy các lợi ích về an ninh và năng lượng.

Ông Chung nói: “Đó là thời điểm Hàn Quốc thực sự ở thế cầm lái”.

Thỏa thuận sáu bên tháng 9/2005 đã nhanh chóng sụp đổ và Triều Tiên đã thực hiện vụ thử hạt nhân đầu tiên tháng vào 10/2006.

Bên trong phòng họp giữa lãnh đạo cấp cao hai nước Triều-Hàn tại Bành Môn Điếm

Việt Hương

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Sân bóng đá 7 người: Kích thước tiêu chuẩn hiện nay

Sân bóng đá 7 người: Kích thước tiêu chuẩn hiện nay

Sân bóng đá 7 người là một biến thể của bóng đá truyền thống, được chơi trên sân với kích thước nhỏ hơn và số lượng cầu thủ ít hơn. Được xem là một môn thể thao phổ biến và hấp dẫn, bóng đá 7 người đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người trẻ và người ham mê thể thao. Tuy nhiên, để có thể tổ chức một trận đấu bóng đá 7 người chất lượng, điều quan trọng là phải có một sân bóng đá 7 người đạt chuẩn về kích thước. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về kích thước tiêu chuẩn của sân bóng đá 7 người hiện nay.
Diện tích sân bóng đá 5 người thế nào là chuẩn?

Diện tích sân bóng đá 5 người thế nào là chuẩn?

Bóng đá là môn thể thao được yêu thích trên toàn thế giới và có rất nhiều hình thức chơi khác nhau, trong đó có sân bóng đá 5 người. Đây là một hình thức bóng đá nhỏ hơn và phù hợp với những người muốn tập luyện, thư giãn hoặc chơi giải đấu nhỏ. Nhưng để có thể chơi bóng đá 5 người hiệu quả và công bằng, kích thước sân cần phải được tuân thủ theo các quy định và chuẩn mực. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về kích thước sân bóng đá 5 người và các yếu tố quan trọng khác liên quan đến sân này.
Món ngon Ninh Thuận 2024: Những đặc sản không thể bỏ qua khi đi du lịch Ninh Thuận

Món ngon Ninh Thuận 2024: Những đặc sản không thể bỏ qua khi đi du lịch Ninh Thuận

Món ngon Ninh Thuận gồm những món nào? Đến Ninh Thuận ăn gì để du khách không bao giờ quên hương vị nơi đây? Cùng tìm hiểu ngay trong bào viết này.
TOP 3 con giáp may mắn hái vàng hái bạc đúng dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5

TOP 3 con giáp may mắn hái vàng hái bạc đúng dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5

Những con giáp may mắn nhất đúng dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 xướng tên ai? Những con giáp này gặp vận may gì mà phất lên nhanh như thế? Cùng tham khảo ngay trong bào viết dưới đây

Đọc nhiều

Nhiều cơ hội cho nhà trường và sinh viên tham gia hoạt động đối ngoại

Nhiều cơ hội cho nhà trường và sinh viên tham gia hoạt động đối ngoại

Hàng trăm lãnh đạo, giảng viên và sinh các trường đại học, học viện, cao đẳng khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ đã được gợi mở và đóng góp ý tưởng, mong muốn ...
Bộ đội Hải quân Vùng 5 góp sức khống chế "giặc lửa" ở Vườn quốc gia Phú Quốc

Bộ đội Hải quân Vùng 5 góp sức khống chế "giặc lửa" ở Vườn quốc gia Phú Quốc

Chiều 24/4, sau 6 giờ tích cực triển khai các phương án dập lửa, cán bộ, chiến sĩ Vùng 5 Hải quân cùng các lực lượng chức năng đã kịp thời khống chế được đám ...
Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ trao đổi cơ hội hợp tác

Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ trao đổi cơ hội hợp tác

Ngày 24/4/2024, tại Thủ đô Ulaanbaatar, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ và Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Mông Cổ (MNCCI) đã phối hợp tổ chức cuộc gặp gỡ doanh ...
DAFO muốn kết nối các đối tác Mỹ cùng Đà Nẵng triển khai hợp tác trên nhiều lĩnh vực

DAFO muốn kết nối các đối tác Mỹ cùng Đà Nẵng triển khai hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Chiều ngày 23/4, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng (DAFO), Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Mỹ thành phố Đà Nẵng đã có buổi tiếp ...
Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều ngày 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam.
Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Chuyến tuần tra liên hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc lần này trải dài trên phạm vi 13 điểm, từ Đông Bắc đảo Cồn Cỏ 48 hải lý đến Đông Nam đảo Trần 14 hải lý.
Cây xanh của tỉnh Bình Định đến với Trường Sa

Cây xanh của tỉnh Bình Định đến với Trường Sa

Ngày 25/4, tại Xã Cát Hạnh (Huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định), Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiếp nhận 15.000 cây dừa giống, 300Kg thuốc Patox 4GR do UBND tỉnh Bình Định hỗ trợ cho Chương trình “Xanh hoá Trường Sa”.
Xin chờ trong giây lát...
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Csaba Szabo: người mang ẩm thực Hungary tới Việt Nam
Lũy thép biên phòng toàn dân
Phiên bản di động